Wednesday, 24/04/2024 - 20:02|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Tứ Dân

BÀI TẬP ÔN CHO HỌC SINH KHỐI 8 ĐỢT 2

BÀI TẬP ÔN CHO HỌC SINH KHỐI 8 ĐỢT 2 TRONG KỲ NGHỈ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO VIRUS CORONA GÂY RA.

Tài liệu đính kèm: Tải về

ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 8

Đề bài 1

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu 1: Dòng nào nói đúng giá trị nội dung của bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”?

A. Hình tượng người anh hùng thất thế, gặp bước nguy nan, buồn bã, bị động, lao động nhọc nhằn.

B. Hình tượng người anh hùng cứu nước buồn bã, bi quan vì phải lao động khổ sai.

C. Hình tượng người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.

D. Hình tượng người tù khổ sai lao động cực nhọc, nhỏ bé trước thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.

Câu 2: Dòng nào nêu đúng đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”?

A.Tình tiết chặt chẽ và kết cấu đảo ngược tình huống hai lần.

B. Ngòi bút đậm chất hội họa và hai mạch kể đan xen.

C. Lối kể chuyện hấp dẫn, đan xen hiện thực và mộng tưởng.

D. Biện pháp tương phản và giọng điệu hài hước.

Câu 3: Vấn đề bức thiết được đặt ra trong văn bản: “Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000” là gì?

A. Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và lời kêu gọi: “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.

B. Thuốc lá giống như một thứ ôn dịch.

C. Gia tăng dân số gây trở ngại lớn tới đời sống và xã hội. D. Ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng của toàn nhân loại chỉ trong thời đại ngày nay.

Câu 4: Nội dung nào không cần thiết trong bài thuyết minh về một đồ dùng?

A. Xuất xứ, nguồn gốc

C. Cách sử dụng, bảo quản

B. Cấu tạo, công dụng

D. Cảm xúc, suy nghĩ về đồ dùng

PHẦN II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Bài 1: (4 điểm) Cho đoạn thơ sau:

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
(Trích Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo Dục)

1. Nêu tên tác phẩm, tác giả (0.5 điểm).

2. Từ “thảo” trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa nào?(0.5 điểm).

3. Tóm tắt nội dung đoạn thơ bằng một câu (0.5 điểm).

4. Trong đoạn thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ gì ? Nêu ngắn gọn tác dụng (0.5 điểm).

5. Cho câu chủ đề sau: “Đoạn thơ là hình ảnh ông đồ những ngày huy hoàng, đắc ý”. Con hãy viết đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch khoảng 7 – 9 câu làm sáng tỏ câu chủ đề trên.

Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một tình thái từ hoặc trợ từ hoặc thán từ ? (Gạch chân, chỉ rõ câu ghép và từ loại đã sử dụng, đánh số câu trong đoạn văn).

Bài 2: (4 điểm). Học sinh được chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Thuyết minh về một phong tục (mừng tuổi, gói bánh chưng)

Đề 2: Thuyết minh về một loài hoa (hoa sen, hoa hồng)

----- Hết –----

 

 

Đề bài 2

 

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng mà em lựa chọn vào bài làm.

Câu 1: Trong những từ sau từ nào là từ tượng thanh?

A. Mơn man.

B. Còm cõi.

C. Lảnh lót.

D. Dò dẫm.

Câu 2: Dòng nào sau đây chứa các từ ngữ cùng trường với từ vựng?

A. Tế bào, hồng cầu, máu, ô xít các bon.

B. Chất độc, oxit các bon, hắc ín, hồng cầu, máu.

C. Vòm họng, phế quản, bụi, vi khuẩn, vi trùng, chất độc.

D. Vòm họng, phế quản, lông mao, lông rung, nang phổi, phổi.

Câu 3: Trong câu”Ngay cả tôi cũng không hình dung ra sự việc.” từ “ngay” thuộc từ loại nào?

A. Trợ từ.

B. Thán từ.

C. Tình thái từ.

D. Quan hệ từ.

Câu 4: Câu văn “ Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng.” thuộc kiểu câu nào?

A. Câu đơn.

B. Câu ghép.

C. Câu đặc biệt.

D. Câu rút gọn.

Câu 5: Trong câu “ Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau” hai vế câu có quan hệ ý nghĩa nào ?

A. Lựa chọn.

B. Nguyên nhân.

C. Tương phản.

D. Tiếp nối.

Câu 6: Trong câu Người xưa có câu : Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng” dấu ngoặc kép có công dụng gì?

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai.

D. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san…được dẫn.

Câu 7: Các từ : ba, má, tía, trái… thuộc nhóm từ nào?

A. Biệt ngữ xã hội.

B. Từ địa phương .

C. Từ toàn dân.

D. Từ Hán Việt.

Câu 8: Trong câu thơ “ Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hóa

B. Nói quá

C. Nói giảm, nói tránh

D. Ẩn dụ

Phần II: Đọc hiểu (2,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

“Và buổi chiều hôm đó, Xiu tới bên giường Giôn-xi nằm, thấy Giôn-xi đang vui vẻ đan một chiếc khăn choàng len màu xanh thẫm rất vô dụng, chị ôm lấy cả người Giôn-xi lẫn chiếc gối.

“Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “ Cụ Bơ- men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, vài chiếc bút lông rơi vung vãi và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tái sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”

( Trích “Chiếc lá cuối cùng” – O Hen- ri, SGK Ngữ văn 8, NXBGD 2009, trang 89)

Câu 1 ( 0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích trên?

Câu 2 ( 0,5 điểm). Cho biết ý nghĩa của việc tác giả kết thúc truyện “ Chiếc lá cuối cùng” bằng lời của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm?

Câu 3 ( 0,75 điểm). Vì sao có thể nói chiếc lá mà cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác?

Câu 4 ( 0,75 điểm). Đọc truyện “ Chiếc lá cuối cùng” em rút ra được bài học sống nào? Hãy chia sẻ về một bài học mà em tâm đắc bằng 3 – 5 câu văn?

Phần III: Làm văn (5,5 điểm)

Câu 1 ( 1,5 điểm). Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ cách mạng qua bài thơ sau:

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho lở núi non
Xách búa đánh tan năm bảy đống
Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Tháng này bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con!
(“ Đập đá ở Côn Lôn”- Phan Châu Trinh)

Câu 2 ( 4,0 điểm) Giới thiệu về một đồ dùng quen thuộc với con người trong cuộc sống?

.........................................................Hết....................................................................

 

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 8
Hôm qua : 16
Tháng 04 : 223
Năm 2024 : 1.844