Saturday, 27/04/2024 - 12:20|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Tứ Dân

BÀI TẬP ÔN CHO HỌC SINH KHỐI 9 ĐỢT II

BÀI TẬP ÔN CHO HỌC SINH KHỐI 9 ĐỢT II TRONG KỲ NGHỈ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO VIRUS CORONA GÂY RA.

Tài liệu đính kèm: Tải về

Văn 9


ĐỀ BÀI
Phần đọc hiểu (3 điểm)
Đọc câu truyện sau và trả lời câu hỏi:
                                        Tiếng Vọng Rừng Sâu
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức mình và thét lên: “Tôi ghét người”. Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về với mẹ và khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu.
Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thù ghét người, thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người, thì người cũng sẽ yêu thương con”.
                                                  ( Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2004)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
2. Hãy tìm 1 lời dẫn trực tiếp có trong đoạn văn.
3. Câu chuyện mang đến cho em bài học gì trong cuộc sống?
Phần làm văn (7điểm)
     Kể lại giấc mơ gặp Kiều ở lầu Ngưng Bích và được nàng chia sẻ tâm trạng trong hoàn cảnh ấy( trong bài viết có sử dung yếu tố miêu tả nội tâm). 

V.HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM,BIỂU ĐIỂM
Phần đọc hiểu
1. Phương thức biểu đạt: Tự sự  1 đ
2. Lời dẫn trực tiếp:  Tìm được 1 lời dẫn  1đ
VD: Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: “Tôi yêu người”.
3. Bài học
Bài học lí thú về “cho và nhận yêu thương”. Trong cuộc sống, nếu cho đi sự ghét bỏ ta cũng chỉ nhận lại sự ghét bỏ, ngược lại cho đi yêu thương ta sẽ nhận lại sự yêu thương.  -  1 đ
Phần làm văn
I. Mở bài:
- Giới thiệu tình huống gặp gỡ Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích.
- Giới thiệu câu chuyện kể: tâm trạng của Kiều.
II. Thân bài:
(Các em cần linh hoạt sáng tạo câu chuyện kể. Song, cần đạt các nội dung sau:)
1. Ấn tượng đầu tiên khi gặp Thúy Kiều.
- Đó là một cô gái sắc sảo, mặn mà, với đôi mắt trong trẻo như hồ nước mùa thu. Chắc chắn nàng sở hữu một trí tuệ thông minh, một tâm hồn nồng nhiệt, giàu tình yêu thương, một trái tim nhân hậu nhưng đa sầu đa cảm.
2. Thúy Kiều kể về hoàn cảnh và tâm trạng của mình.
- Nàng kể, nàng là chị cả trong gia đình họ Vương có ba chị em. Cha và em trai nàng bị triều đình bắt oan, để chuộc cha và em, nàng đã phải bán mình. Nào ngờ Mã Giám Sinh, người bảo mua nàng về làm vợ lại là kẻ dắt mối, buôn thịt bán người, đẩy nàng vào lầu xanh. Tú Bà buộc nàng tiếp khách, nàng đã rút dao tự vẫn nhưng không chết. Nàng bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, không biết rồi đây tương lai sẽ ra sao.
- Trước cảnh lầu Ngưng Bích, trơ trọi giữa không gian, xung quanh không một ngôi nhà, không một bóng người, chỉ có “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”, Kiều chỉ biết làm bạn với “non xa, trăng gần”.
- Nàng luôn thường trực nỗi lòng thương nhớ. Kiều nhớ Kim Trọng, nhớ buổi thề nguyền đính ước, hai người đã cùng uống chén rượu đồng tâm dưới trăng (dưới nguyệt chén đồng), cùng thề ước trọn đời chung thủy. Vậy mà, giờ đây kẻ “bên trời”, người “góc bể”, nàng hình dung Kim Trọng đang “rày trông mai chờ”, thật là uổng phí, hình dung Kim Trọng nhớ mình một cách vô vọng.
- Nàng nhớ về chàng Kim với tâm trạng vô vọng đau xót và tự cho rằng mình không xứng đáng với lòng mong nhớ ấy nữa. Nàng khóc: “Bên trời góc bể bơ vơ /Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Đó là tấm lòng chung thủy đối với Kim Trọng không bao giờ phai. Đó là tấm lòng son của nàng bị hoen ố, biết bao giờ có thể gột rửa được.
- Nghe nàng kể, tôi thật sự xúc động với nỗi lòng của nàng. Quả thật, nàng là người con gái thủy chung hiếm có. Nàng không nghĩ tới bản thân mà luôn lo lắng cho người khác.
- Nàng xót xa vì hình dung ra dáng hình cha mẹ “hôm mai”, “tựa cửa” ngóng chờ tin con, nàng xót xa vì lấy ai “quạt nồng ấp lạnh” cho cha mẹ.
- Tôi thật sự đồng cảm, thấu hiểu trái tim nàng. Tấm lòng hiếu thảo của Kiều thật cao quý! Tôi nhận ra trong nỗi lòng kia, trong ánh mắt kia một nỗi cô đơn, buồn tủi và hãi hùng trước hiện tại và tương lai.
- Nàng không nói nữa mà “buồn trông” ra xa, buồn mà trông đợi một điều gì đó. Ngoài xa kia là cửa bể lúc chiều hôm, cánh buồm cô đơn thấp thoáng. Là ngọn nước mênh mông với cánh hoa trôi man mác tựa như một cuộc đời trôi dạt. Nàng dõi mắt xa xăm nơi “chân mây mặt đất”, “nội cỏ rầu rầu”, không gian rộng lớn như tương lai mờ mịt của nàng. Nước mắt nàng lã chã rơi, nàng nói: Tựa hồ như tiếng sóng ầm ầm kêu quanh ghế ngồi, giông bão cuộc đời đang chực ập bao nhiêu thế lực đen tối đang vây quanh cuộc đời. Tôi sẽ về đâu.
III. Kết bài: Suy nghĩ của bản thân về câu chuyện.
Có nhiều cách kết bài tùy theo sáng tạo của mỗi học sinh. Có thể tham khảo kết thúc sau:
Nhìn giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt giai nhân, tôi thực sự hiểu thấu tâm trạng của nàng nhưng tôi không biết phải làm sao. Tôi im lặng. Chợt nghe tiếng “Cạch” như tiếng mở cửa làm vỡ tan sự yên tĩnh, tôi giật mình quay lại và … choàng tỉnh. Hóa ra, tôi đang mơ. Dù chỉ là một giấc mơ thôi, chuyện nàng Kiều đã là quá khứ rồi, sao lòng tôi vẫn day dứt khôn nguôi:
“Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài bao mà lại lắm truân chuyên.”

*Lưu ý bài viết phải biết sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại, nghị luận  kết hợp với hình thức kể thì mới đạt yêu cầu.
- Trình bày sạch đẹp rõ ràng khoa học không mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả
Biểu điểm
- Điểm 5-6: Bài viết có nội dung hoàn chỉnh, bố cục rõ ràng, mạch lạc, không sai lỗi chính tả và dùng từ.Bài viết vận dụng tốt một số biện pháp nghệ thuật, có sáng tạo, sử dụng hợp lý
-Điểm 3-4: Nội dung đảm bảo, nhưng còn mắc một số lỗi chính tả và cách dùng từ
-Điểm 2-3: Bài viết đủ nội dung cơ bản  nhưng chưa sâu, vận dụng một số biện pháp nghệ thuật còn sơ sài.
-Điểm dưới 2: không đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên

                                      VÙNG TÂY NGUYÊN
Câu 1: Tỉnh nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam- Lào-Campuchia
A. Gia Lai                B. Đắk Lắk                    C. Kon Tum                     D. Lâm Đồng
Câu 2: Một trong những đặc điểm về địa hình ở Tây Nguyên là:
A. Địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.                        B. Địa hình cao nguyên xếp tầng.
C. Địa hình núi xen kẽ với đồng bằng                  D. Địa hình cao nguyên đá vôi tiêu biểu.
Câu 3:  Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là:
A. Hay có những hiện tượng thời tiết thất thường.        
B. Nắng lắm, mưa nhiều làm cho đất bị rửa trôi.
C. Mùa mưa thường xuyên gây ra lũ lụt.               
D. Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng
Câu 4: Về mật độ dân số, Tây Nguyên hiện là vùng:
A. Có mật độ thấp sau Trung du và miền núi Bắc Bộ.   
 B. Dân cư trù mật do nhập cư từ các vùng khác. 
C. Có mật độ dân số thấp nhất cả nước.                        
  D. Có mật độ trung bình so với các vùng khác.    
Câu 5: Mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế- xã hội ở Tây Nguyên là:
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
B. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản, thủy điện.
C. Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè…).
D. Tăng cường khai thác và chế biến lâm sản.
Câu 6: Các loại cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là:
A. Mía, đậu tương, thuốc lá, lạc.                               B. Cà phê, cao su, chè, điều
C. Bông, lạc, hồ tiêu, dừa                                          D. Thuốc lá, đậu tương, dừa, hồ tiêu.
Câu 7 : Nông sản nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột và Đà Lạt là :
A. Chè, điều và mía.                                                B. Cao su và hoa, quả nhiệt đới.
C. Hồ tiêu, bông và thuốc lá.                                   D. Cà phê và hoa, rau quả ôn đới.
Câu 8. Các ngành công nghiệp phát triển khá mạnh ở Tây Nguyên là :
A. Công nghiệp khai khoáng                                 B. Sản xuất vật liệu xây dựng.
C. Chế biến nông-lâm sản.                                    D. Sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 9 : Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay của Tây Nguyên là :
A. Cao su.                       B. Cà phê.                         C. Ca cao.                           D. Hồ tiêu.
Câu 10. Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Tây Nguyên là
A. Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.                           
B. Gia Nghĩa, Bảo Lộc, Kon Tum.
C. Đắk Tô, Đăk Min, Di Linh.                                   
 D. Krông Buk, Krông Ana, Buôn Đôn
Câu 11: Hãy kể tên các tỉnh của Tây Nguyên theo thứ tự từ bắc xuống nam.
Câu 12: Tính tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê ở Tây Nguyên so với cả nước .
    1995    2001
Diện tích    79    85,1
Sản lượng    85,7    90,6
ÂM NHẠC LỚP 9
Câu 1: Học thuộc và thể hiện đúng sắc thái, kết hợp động tác vận động bài hát “Chiều thu nhớ trường” .
Câu 2: Đọc thuần thục bài TĐN số 1.
Câu 3: Nêu đôi nét hiểu biết về ca khúc thiếu nhi phổ thơ? Cho ví dụ?
    

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 8
Hôm qua : 16
Tháng 04 : 265
Năm 2024 : 1.886