Friday, 03/05/2024 - 16:05|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Tứ Dân

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS TỨ DÂN GIAI ĐOẠN 2019- 2025

      I. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ TRƯỜNG

Tứ Dân là một xã ven đê tả ngạn sông Hồng thuộc phía Tây huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Trường THCS Tứ Dân được thành lập năm 1965 với tên gọi Trường phổ thông cơ sở cấp I - II Tứ Dân. Nhà trường được thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Trong quá trình phát triển và trưởng thành, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, sát sao của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về việc xây dựng CSVC. Từ một ngôi trường nhà lá đơn sơ thiếu phòng học, trang thiết bị UBND xã đã xây dựng ngôi trường khang trang sạch đẹp như hiện nay. Số phòng học của học sinh có 12 phòng, luôn đảm bảo đủ học 1 ca/1 ngày tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

 Về đội ngũ CBGVNV  trường THCS Tứ Dân  nhận được sự quan tâm của UBND huyện Khoái Châu và Phòng GD&ĐT đã điều động cho nhà trường đủ GV - đủ các loại hình giảng dạy ở các bộ môn. Năm học 2015-2016 nhà trường có 31 CBGVNV, trong đó CBQL có 02 ; GV có 25, nhân viên có 04. Trường có đủ chi bộ Đảng, BGH, tổ chức Công đoàn cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, có 02 tổ chuyên môn, 01 tổ văn phòng. Chi bộ Đảng được thành lập từ khi thành lập trường. Nhiều năm liền chi bộ đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh. Đội ngũ CBGVNV trong trường luôn đoàn kết coi trường là ngôi nhà thứ hai của mình nên hết mực yêu thương, động viên, giúp đỡ nhau những lúc gặp khó khăn. Các đồng chí GV luôn có trách nhiệm với học sinh, tích cực trong mọi công việc được giao cũng như trong công tác chuyên môn và công tác khác. Ham học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm, gắn bó với nghề nghiệp, có đủ năng lực để đáp ứng chương trình trong sách giáo khoa và chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy.

Nhiều năm liền nhà trường được UBND huyện Khoái Châu,công nhận đạt danh hiệu “ Tập thể lao động Tiên tiến” .

Năm 2017 trường được Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Hưng Yên kiểm định chất lượng đạt mức độ 2.

 

 

 

 

       

       

 

 

 

 

         

 

 

 

 

      I. GIỚI THIỆU VỀ NHÀ TRƯỜNG

Tứ Dân là một xã ven đê tả ngạn sông Hồng thuộc phía Tây huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

Trường THCS Tứ Dân được thành lập năm 1965 với tên gọi Trường phổ thông cơ sở cấp I - II Tứ Dân. Nhà trường được thành lập phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường học và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Trong quá trình phát triển và trưởng thành, nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, sát sao của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về việc xây dựng CSVC. Từ một ngôi trường nhà lá đơn sơ thiếu phòng học, trang thiết bị UBND xã đã xây dựng ngôi trường khang trang sạch đẹp như hiện nay. Số phòng học của học sinh có 12 phòng, luôn đảm bảo đủ học 1 ca/1 ngày tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

 Về đội ngũ CBGVNV  trường THCS Tứ Dân  nhận được sự quan tâm của UBND huyện Khoái Châu và Phòng GD&ĐT đã điều động cho nhà trường đủ GV - đủ các loại hình giảng dạy ở các bộ môn. Năm học 2015-2016 nhà trường có 31 CBGVNV, trong đó CBQL có 02 ; GV có 25, nhân viên có 04. Trường có đủ chi bộ Đảng, BGH, tổ chức Công đoàn cơ sở, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, có 02 tổ chuyên môn, 01 tổ văn phòng. Chi bộ Đảng được thành lập từ khi thành lập trường. Nhiều năm liền chi bộ đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh. Đội ngũ CBGVNV trong trường luôn đoàn kết coi trường là ngôi nhà thứ hai của mình nên hết mực yêu thương, động viên, giúp đỡ nhau những lúc gặp khó khăn. Các đồng chí GV luôn có trách nhiệm với học sinh, tích cực trong mọi công việc được giao cũng như trong công tác chuyên môn và công tác khác. Ham học hỏi để nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm, gắn bó với nghề nghiệp, có đủ năng lực để đáp ứng chương trình trong sách giáo khoa và chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy.

Nhiều năm liền nhà trường được UBND huyện Khoái Châu,công nhận đạt danh hiệu “ Tập thể lao động Tiên tiến” .

Năm 2017 trường được Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Hưng Yên kiểm định chất lượng đạt mức độ 2.

 

II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

          1. Môi trường bên trong:

          a. Điểm mạnh.

          *Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Tổng số CB, GV, NV: 28; Trong đó: CBQL: 02, GV: 23 , NV: 03

- Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó 75% đạt trình độ đại học, 18% đạt trình độ cao đẳng và 7% trình độ trung cấp đang đi học nâng cao.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường và mong muốn nhà trường phát triển; năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đa số giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Cán bộ quản lý: có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác; có khả năng lập kế hoạch, xây dựng các giải pháp thực hiện phù hợp thực tiễn nhà trường; tích cực cập nhật các thông tin phục vụ yêu cầu công tác.

            * Chất lượng học sinh:

            + Năng lực

Năm học

TS học sinh

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

2018 - 2019

463

19%

75%

6%

2019 - 2020

475

21%

76%

3%

+ Phẩm chất   

Năm học

TS học sinh

Tốt

Đạt

2018 - 2019

463

69%

31%

2019 - 2020

475

84%

16%

 

 * Về cơ sở vật chất:

- Phòng học: 12 phòng.

- Phòng bộ môn: 03 phòng ( Gồm: Phòng NN,  Hóa Sinh, Tin học,

- Phòng Thư viện: 01

- Phòng đồ dùng: 01

- Các phòng hành chính quản trị: gồm phòng Ban giám hiệu, phòng Hội đồng sư phạm, Tài vụ, Đoàn Đội.

Cơ sở vật chất nhà trường bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại.

          *Thành tích:

- Danh hiệu thi đua:

Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trường tiên tiến cấp cơ sở.

Công đoàn vững mạnh.

          b. Điểm hạn chế.

          - Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:

+ Chưa thực sự được chủ động tuyển chọn cán bộ, giáo viên, nhân viên

+ Điều kiện về nguồn lực chưa đảm bảo cho mọi hoạt động (Thiếu cán bộ chuyên trách TBDH, giáo viên dạy bộ môn tự chọn, số GV hợp đồng còn nhiều).

            - Đội ngũ giáo viên, nhân viên:

+ Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên ch­ưa thực sự đồng đều. Nhân tố điển hình ít. Lực lượng giáo viên trẻ đ­ược bổ sung trong những năm gần đây tuy có cố gắng song còn thiếu kinh nghiệm, chưa bộc lộ rõ khả năng đào tạo, bồi d­ưỡng học sinh giỏi. Một bộ phận nhỏ giáo viên còn hạn chế trong hoạt động dạy học, quản lý, giáo dục học sinh theo hướng đổi mới.

+ Trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ giáo viên còn hạn chế. Đây là trở ngại lớn trong việc vận dụng những phương pháp dạy học hiện đại. Việc tự học tự bồi dưỡng của giáo viên còn hạn chế, chưa thật tự giác, do đó hiệu quả chưa cao.

  - Chất lượng học sinh: Chưa thật đồng đều; chất lượng học sinh đầu vào thấp. Thành tích học sinh giỏi chưa ổn định.       

- Cơ sở vật chất:  

+ Cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu cho dạy học theo hướng hiện đại và đổi mới. Phòng học bộ môn đầy đủ những phương tiện hiện đại, đáp ứng cho việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

+ TBDH cũ, độ chính xác không cao.

+ Thiếu 1 số phòng học bộ môn: Âm nhạc, Mĩ thuật, Công nghệ, Vật lí

2. Môi trường bên ngoài:

 Mặt bằng dân trí nói chung chư­a đồng đều. Một số gia đình mải làm ăn buôn bán nên chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình.

 Nhà trường có nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của địa phương, đẩy mạnh việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng khoa học trong công tác quản lý giáo dục.

3. Thời cơ.

- Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên, sự tín nhiệm của học sinh và cha mẹ học sinh.

          - Được Phòng GD&ĐT Khoái Châu quan tâm , chỉ đạo sâu sát về mọi mặt, động viên kịp thời, luôn tạo mọi điều kiện để nhà trường phát triển.

          4. Thách thức.

            - Cha mẹ học sinh và xã hội đòi hỏi ngày càng cao với nhà trường về chất lượng giáo dục của học sinh, nhất là trong thời kỳ hội nhập, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.

          - Do yêu cầu đổi mới giáo dục, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đòi hỏi ngày càng phải có chất lượng, hiệu quả; nhất là khả năng ứng dụng CNTT, khả năng sáng tạo trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

          - Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên sa sút ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục nhà trường.

          5. Xác định các vấn đề ưu tiên.

- Tập trung các giải pháp giữ vững số lượng học sinh trong nhà trường, bồi dưỡng học sinh giỏi, nâng chất lượng học tập của học sinh yếu kém; giữ vững và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có đủ năng lực, tâm huyết thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của nhà trường trong giai đoạn mới.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy - học và công tác quản lý phù hợp, thiết thực theo hướng tiếp cận công nghệ mới để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Xây dựng văn hoá Nhà trường, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây mới các công trình, phòng học, tăng cường trang thiết bị dạy học.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC. 

1. Quy mô số lớp, số học sinh.

Dự kiến số lớp, số học sinh giai đoạn 2019-2025 ( Số HS mỗi lớp từ 40- 45 HS)

Năm học

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

Toàn trường

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số

lớp

Số

HS

2020-2021

3

131

3

124

3

122

3

127

12

504

2021-2022

4

151

3

131

3

124

3

122

13

528

2022-2023

4

149

4

151

3

131

3

124

14

555

2023-2024

5

210

4

149

4

151

3

131

16

641

2024-2025

4

140

5

210

4

149

4

151

17

652

 2. Tầm nhìn:

Phấn đấu xây dựng nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng mọi điều kiện dạy và học trong giai đoạn mới; nâng cao vị thế của nhà trường lên tốp đầu của huyện; giáo viên, học sinh luôn tự tin, năng động và luôn có khát vọng vươn lên, phấn đấu giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia,  đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2.

3. Sứ mệnh:

Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, an toàn, có kỷ cương, tình thương trách nhiệm, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều được phát triển toàn diện.

          4. Các giá trị cốt lõi:

- Tinh thần đoàn kết

- Khát vọng vươn lên

- Tính trung thực

- Tinh thần trách nhiệm

- Tính sáng tạo

- Lòng tự trọng

- Tình nhân ái

- Sự hợp tác

IVCÁC MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2019- 2025         

  1.  Phát triển giáo dục

- Tiếp tục đẩy mạnh việc đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

-  Tăng cường nề nếp, kỷ cương nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức và văn hóa của học sinh.

- Tăng cường đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá tích cực theo định hướng phát triển năng lực, ôn luyện kỹ càng theo chuẩn kiến thức kỹ năng của từng khối lớp, đa dạng hóa các hình thức giáo dục, chú trọng hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học của học sinh, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học.

- Triển khai Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2019-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

          * Phát triển chất lượng giáo dục

Trong giai đoạn 2019- 2025 phấn đấu chỉ tiêu các hoạt động cụ thể như sau:

          - Xếp loại phẩm chất và năng lực:

                   + Phẩm chất: Tốt và đạt 100% (trong đó loại Tốt: 85% trở lên).

                   + Năng lực:  Hoàn thành tốt: Từ 35% trở lên.

                                       Hoàn thành: Từ 55% trở lên.

                                       Chưa hoàn thành ≤ 5%.

          - Số học sinh được xét công nhận tốt nghiệp THCS: 100%.

          - Thi vào lớp 10 THPT: Đạt từ 75% trở, số còn lại học TTGDTX và CĐ nghề.

          - Duy trì và nâng cao chất lượng học sinh giỏi các cấp.

                    - Học sinh có kỹ năng sống cơ bản, giao tiếp văn hóa, tự nguyện tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

         - 100% đạt yêu cầu trở lên về kiểm tra thể lực theo chuẩn của Bộ GD&ĐT.

            2. Phát triển đội ngũ

Xây dựng đội ngũ CB-GV-NV đủ về số lượng, có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực, tận tụy yêu nghề mến trẻ, đoàn kết thống nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của trường. Cụ thể

-     Cán bộ quản lý:

Đến 2025 được bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong quản lý.

-  Giáo viên: + Đến 2025, 100% đạt chuẩn trình độ Tin học, sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng trong dạy học và công tác, có kỹ năng tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong dạy học.

                     + Đến 2025, 100% giáo viên tốt nghiệp Đại học và trên đại học, nâng tỷ lệ  giáo viên theo học đào tạo sau Đại học, có kỹ năng ứng dụng công nghệ mới trong dạy học.

Nhân viên:  Đạt chuẩn đào tạo từ Cao đẳng trở lên; có kỹ năng sử dụng thành thạo máy móc, phương tiện CNTT đáp ứng ngày càng cao yêu cầu công tác, tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới trong công tác.

            3. Nhóm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

           - Xây dựng trường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và công tác quản lý nhà trường.

          - Đầu tư xây dựng hệ thống phòng học, phòng bộ môn, các công trình phụ trợ để tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả.       

4. Nhóm phát triển nguồn lực tài chính

- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của nhà trường.

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, sử dụng nguồn ngân sách, nguồn thu học phí phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ từng năm học; thực hiện tốt phương án chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, thu hút ngoại lực.

- Thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ Ban đại diện và các nguồn vận động hỗ trợ các hoạt động giáo dục và xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất.

- Thu hút và sử dụng đúng mục đích các nguồn lực từ xã hội hóa giáo dục.

5. Phát triển và quảng bá thương hiệu

          Triển khai có hiệu quả Websise nhà trường, cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục thông qua các hội nghị, diễn đàn ...

Khuyến khích giáo viên tích cực tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và của ngành.

Xây dựng thương hiệu và sự tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

 

V. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC.

1.  Các giải pháp chung

       -Tuyên truyền trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, nhân dân về nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, đưa trên website của trường, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, nhân viên trong trường theo các nội dung của Kế hoạch phương hướng, chiến lược. Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí, cộng đồng trách nhiệm  của toàn trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch phương hướng, chiến lược.

       - Xây dựng Văn hoá nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.

       - Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.

  1.  Các giải pháp cụ thể

2.1. Thể chế và chính sách

      - Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.

      - Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường học mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất.

 2.2. Tổ chức bộ máy

      - Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên để đáp ứng với yêu cầu công tác, giảng dạy của nhà trường đảm bảo Điều lệ trường phổ thông.

      - Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường.

    -  Kiện toàn các tổ công tác để giúp việc cho nhà trường trong từng lĩnh vực hoạt động.

    - Tổ chức rút kinh nghiệm sau kiểm tra. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ chức, bộ phận phải được kiểm tra ít nhất 01 lần trong năm học.

2.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ

        Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức là nhiệm vụ của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên chứ không chỉ là nhiệm vụ của Hiệu trưởng, nó có vị trí hết sức quan trọng, là một trong những yếu tố thành bại của việc thực hiện “Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển trường THCS Tứ Dân giai đoạn 2020 – 2025”.

      -  Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn Khá – Giỏi; có trình độ Tin học, Ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp nhau cùng tiến bộ, có phong cách làm việc công nghiệp.

     - Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, nâng cao trình độ nhận thức chính trị, xã hội, thực hiện dân chủ, công bằng, công khai.

     -  Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc. Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có tiềm năng, nòng cốt; cán bộ, giáo viên trẻ, có tài năng bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.

      - Định kỳ đánh giá và ghi nhận chất lượng, kết quả hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ, giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc.

     - Tăng cường chăm lo tới đời sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng chế độ chính sách hiện hành, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

     -  Tăng cường chỉ đạo đội ngũ nhân viên tích cực học tập để nâng cao hiểu biết xã hội, mở rộng kiến thức, hiểu biết pháp luật, cập nhật thông tin của đất nước, thế giới nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong để giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên tránh sa ngã trước mọi cám dỗ, góp phần đưa nhà trường tiến lên.

         -Tiếp tục thực hiện tốt phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phát động.

         - Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.

* Người phụ trách:

        - Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.

        - Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn, tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, các đoàn thể (Phối hợp và chia sẻ trách nhiệm).

2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục

         - Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Tăng cường giáo dục truyền thống, tuyên truyền giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, an toàn học đường, giáo dục dân số và vệ sinh môi trường; thực hiện tốt giáo dục thể chất. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng, phát triển năng lực học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động xã hội, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có mục tiêu sống đúng, có được những kỹ năng sống cơ bản.

Xác định: Chất lượng dạy – học và hiệu quả giáo dục là thước đo năng lực, phẩm chất, trí tuệ, tính trung thực, cái tâm và tài của người thầy. Mọi hoạt động, mọi việc làm của nhà giáo đều phải hướng đến đích là người học.

   *Dạy và học:

     - Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người giáo viên trong mỗi giờ lên lớp, đảm bảo chắc chắn, mỗi bài soạn, mỗi tiết dạy, mỗi hoạt động tập thể đều lấy học sinh làm trung tâm, lấy học sinh để thiết kế các hoạt động. Mỗi CB – GV – CNV đều phải áp dụng nhuần nhuyễn “Dạy ít, học nhiều”, sớm khắc phục tình trạng “Dạy lý thuyết suông”, tổ chức nhiều hình thức học tập như học ngoài trời, dã ngoại,…Xây dựng các đôi bạn học tập với quan điểm “học thầy không tày học bạn”…Tăng cường dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ và có sự luân chuyển nhóm trưởng để học sinh tập làm quen với công việc lãnh đạo. Cải tiến khâu hướng dẫn học ở nhà… để học sinh có ý thức tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới.

      -  Quan tâm công tác giáo dục mũi nhọn, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, nâng cao thành tích thi học sinh giỏi các cấp.

      -  Tăng cường công tác kiểm tra định kỳ đặc biệt là kiểm tra, dự giờ đột xuất của Ban giám hiệu, tổ trưởng các tổ chuyên môn đối với giáo viên; Đổi mới các hình thức sinh hoạt chuyên môn, tích cực sinh hoạt trên Trường học kết nối, tăng cường áp dụng sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

     -  Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục. Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục trung học cơ sở.

*  Giáo dục ngoài giờ lên lớp:

     -  Cần đổi mới, cải tiến mạnh mẽ các tiết học ngoài giờ lên lớp, tạo không gian học tập ngoài lớp học…

     - Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp, như: tổ chức liên hoan các trò chơi dân gian, thi văn nghệ, thể dục thể thao,… Ngoài ra, còn tổ chức các hoạt động khác như “Nói chuyện truyền thống”, chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, thi kể chuyện theo chủ đề  tùy thuộc vào nhiệm vụ năm học. Tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp đều phải lồng ghép với sinh hoạt tư tưởng, giáo dục truyền thống nhằm hướng tới mục đích “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” và giúp học sinh có “tinh thần khỏe mạnh”.

* Giúp cho học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản:

Xác định ý nghĩa: Học sinh có kỹ năng sống sẽ giúp cho các em biết hòa nhập, hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội và có bản lĩnh trong cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Tổ chức nghiêm túc việc dạy các tài liệu về: kỹ năng làm chủ cuộc sống; kỹ năng phòng chống các tệ nạn xã hội; kỹ năng phòng chống nghiện hút các chất ma túy; kỹ năng làm chủ trong học tập: tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo trong học tập; kỹ năng giao tiếp và hội nhập; kỹ năng định hướng nghề nghiệp (Hướng học và hướng nghề) sau khi tốt nghiệp phổ thông THCS, xây dựng các bộ câu hỏi và trả lời về tình huống và các nội dung cần học tập. Tăng cường giáo dục giới tính và giáo dục bảo vệ môi trường…

–  Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống với các phương án phù hợp và linh động như: dạy lồng ghép, dạy trong tiết học ngoài giờ lên lớp, trong tiết sinh hoạt lớp, trong tiết chào cờ, tiết sinh hoạt đội, rung chuông vàng… Có biện pháp kiểm tra, giám sát cả dạy của thầy và học của trò.

- Phát động các cuộc quyên góp ủng hộ và phong trào tương thân tương ái trong GV và học sinh. 

2.5. Cơ sở vật chất

 -  Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, phấn đấu có đủ phòng học, phòng bộ môn theo tiêu chí về giáo dục của dự án xây dựng tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia trong giai đoạn mới.

- Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, phòng học bộ môn, khu làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên, sân chơi bãi tập của học sinh, đặc biệt tham mưu với chính quyền địa phương xây dựng khu nhà đa năng, một số phòng học bộ môn.

- Tiếp tục đầu tư máy tính, máy chiếu, lắp đặt hệ thống camera và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên môn với nhà trường liên thông qua hệ thống nối mạng lan và Internet, diễn đàn giáo dục trên hệ thống trường học kết nối.

2.6. Tài chính

- Thực hiện nghiêm túc chế độ thu chi tài chính theo luật ngân sách và quy chế  chi tiêu nội bộ, công khai theo quy định.

- Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán và minh bạch các nguồn thu, chi.

2.7. Tổ chức hoạt động Đoàn – Đội và các tổ chức đoàn thể khác:-

-  Duy trì tốt hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội.

- Tạo môi trường văn hóa lành mạnh để học sinh phát triển toàn diện. Tổ chức tốt các phong trào thi đua, thực hiện tốt các cuộc vận động, đa dạng và thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá – văn nghệ – thể dục, thể thao. Tích cực duy trì nề nếp, cải tiến các hoạt động có ý nghĩa thiết thực góp phần tiếp tục nâng cao chất lượng trong phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Công đoàn làm nòng cốt trong phong trào thi đua của giáo viên, phối hợp tốt với nhà trường trong việc động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ; thực hiện đầy đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên.

2.8.Công tác xây dựng Đảng

Củng cố Chi bộ vững mạnh, làm tốt công tác xây dựng Đảng, kết nạp từ 1 đến 2 Đảng viên mới trong mỗi năm học.

2.9. Công tác xã hội hoá

- Làm tốt công tác tuyên truyền, tích cực tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đổi mới nhận thức về giáo dục, tích cực đầu tư cho giáo dục, làm tốt công tác khuyến học – khuyến tài.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân.

- Phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh trong việc huy động và giáo dục học sinh. Tích cực tuyên truyền cho cha mẹ học sinh tham gia BHYT, BHTT cho học sinh và tổ chức tốt hoạt động y tế học đường.

-  Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội ủng hộ và phối hợp trong công tác giáo dục.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện

1.1. Phổ biến kế hoạch

- Kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Tứ Dân giai đoạn 2020 - 2025 được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan cấp trên, Đảng ủy, chính quyền địa phương, cha mẹ  học sinh, học sinh và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến nhà trường.

- Niêm yết công khai kế hoạch chiến lược nhà trường  tại bảng tin nhà trường.

- Công khai kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường trên website nhà trường

          1.2. Phân công trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân

- Hiệu trưởng:  Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:

+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển chung cho toàn trường.

+ Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hằng năm của toàn trường và thực hiện Kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn.

- Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, khắc phục các biến động về chất lượng giáo dục.

- Tổ trưởng chuyên môn và tổ trưởng văn phòng

+ Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

+ Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) của tổ, trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian và các nguồn lực thực hiện.

+ Triển khai thực hiện nội dung bồi dưỡng thường xuyên hàng năm, nâng cao năng lực giảng dạy bộ môn và giáo dục học sinh.

- Giáo viên, nhân viên:

Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đúng thời gian quy định, thông tin kịp thời những vướng mắc nhằm để bàn bạc, có các giải pháp để thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường.

+ Tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ đào tạo và năng lực giảng dạy, giáo dục, năng lực công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng, phát triển và quảng bá về trường mình.

 - Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:

+ Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong Kế hoạch phát triển nhà trường.

+ Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.

Ban đại diện cha mẹ học sinh:

Tham gia góp ý việc triển khai thực hiện Kế hoạch; cộng tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục, xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất và vận động xã hội hóa giáo dục; cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân tạo sự đồng thuận và ủng hộ việc thực hiện mục tiêu kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường, quan tâm chăm sóc và tạo điều kiện tốt để con em học tập, được rèn luyện ở trường học và có điều kiện vươn lên trong cuộc sống.

+ Tăng cường giáo dục gia đình, vận động cha mẹ học sinh quan tâm phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.

VI. KIẾN NGHỊ

1. Đối với UBND Huyện

          - Quan tâm quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm cán bộ quản lý, phê duyệt, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, nhân viên đảm bảo đủ số lượng và cơ cấu cho nhà trường.

2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

          - Thường xuyên quan tâm theo dõi chỉ đạo, hỗ trợ nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo mục tiêu đã đề ra.

          - Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục; Tổ chức các chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên.

            Trên đây là Kế hoạch chiến lược phát triển trường THCS Tứ Dân giai đoạn 2020-2025Nhà trường căn cứ lộ trình sẽ từng bước cụ thể hóa thành chương trình, hành động sát với thực tế của nhà trường, của địa phương và yêu cầu phát triển của Ngành nhằm thực hiện chỉ tiêu kế hoạch đề ra  góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hòa nhập quốc tế”.

 

Nơi nhận:

Phòng GD&ĐT để báo cáo;

- Lưu: VT

 

HIỆU TRƯỞNG

 

Lê Thúy Tình

 

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 7
Hôm qua : 19
Tháng 05 : 52
Năm 2024 : 1.977