Friday, 26/04/2024 - 17:12|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Tứ Dân

BÀI TẬP ÔN CHO HỌC SINH KHỐI 7 ĐỢT 2

BÀI TẬP ÔN TẬP CHO HỌC SINH KHỐI 7 ĐỢT 2 TRONG KỲ NGHỈ PHÒNG CHỐNG DỊCH BÊNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO VIRUS CORONA GÂY RA.

Tài liệu đính kèm: Tải về

CÂU HỎI ÔN TẬP NGỮ VĂN 7

Đề bài 1

I. TRẮC NGHIỆM (1,5 điểm)

Đọc kĩ câu hỏi và tìm phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1: Câu nào sau đây không phải là câu tục ngữ:

A. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

B. Một nắng hai sương.

C. Thứ nhất cày ải, thứ nhì ải phân.

D. Khoai đất lạ, mạ đất quen.

Câu 2: Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính:

  1. Miêu tả. B. Tự sự.
  2. Biểu cảm. D. Nghị luận.

Câu 3: Xác định câu in nghiêng:

Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ:

- Đi thôi con.

A. Là câu đặc biệt.

B. Là câu bình thường.

C. Là câu rút gọn.

D. Tất cả đều sai.

II. TỰ LUẬN (18,5 điểm)

  1. Thế nào là tục ngữ?( 1,5 điểm)
  2. Em hiểu gì về các câu tục ngữ sau ( nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật ):(9  điểm)
  1. Thất bại là mẹ thành công.
  2. Lá lành đùm lá rách.
  3. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
  1. Sưu tầm 10 câu tục ngữ nói về quê em.( 5 điểm)
  2. Trong các câu tục ngữ đã học, em thích câu nafo nhất? Vì sao? ( 3 điểm)

 

Phân biệt tục ngữ với thành ngữ:

- Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm,
một luân lý, có khi là một sự phê phán.
- Thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu, mà nhiều người
đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn
Về hình thức ngữ pháp , mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh.
Còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh.
Có thể nói một cách hình ảnh: thành ngữ ngang hàng với từ. Thành ngữ là anh, từ đơn độc là em.
Vì thành ngữ qua thời gian đã được tập hợp thành cụm. VD: "Áo rách, quần manh",
"Ăn trắng, mặc trơn", "Ăn trên, ngồi trốc", "Dốt đặc cán mai", "Cá bể, chim ngàn" "Bụng đói, cật rét"....đều là thành ngữ.

Còn "Chó cắn áo rách", "Bệnh quỷ thuốc tiên", "Người chửa, cửa mả"...
đều là tục ngữ.

Phân biệt ca dao và tục ngữ:                       

Ca dao, tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại ,tán tụng trong nhân gian. Là bài học, lời dạy, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm tìm hiểu các hiện tượng thiên nhiên thời tiết khí hậu mùa màng
Khác :
Ca dao thì có vần có điệu, rườm rà hơn, trữ tình hơn
Tục ngữ thì không nhất thiết phải có vần có điệu mà tục ngữ ngắn gọn, xúc tích và không có tính rườm rà hay mang tính chất kể nể như ca dao.

 

 

Câu 1:Tìm các câu tục ngữ có ý nghĩa gần gũi nhau trong số các câu tục ngữ sau:

-Lá lành đùm lá rách.

-Lời nói gói vàng.

-Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng.

Câu 2:Tìm 3 câu tục ngữ nói về học tập, tu dưỡng ngoài những câu em đã học trong bài.

Câu 3:Tìm các câu tục ngữ có ý nghĩa gần gũi và trái nghĩa với câu tục ngữ:Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 4:Phân biệt tục ngữ với ca dao, tục ngữ với thành ngữ.

Câu 5:Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ra đời trong thời kì nào.

Câu 6:Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào, việc sử dụng các biên pháp nghệ thuật ấy đem lại hiệu quả gì ?.

Câu 7:Văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt (phần hoạt động tìm tòi mở rộng) cho biết tác giả đã làm rõ sự giàu đẹp của tiếng Việt trên những phương diện nào.

   

 

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 9
Hôm qua : 17
Tháng 04 : 250
Năm 2024 : 1.871