Friday, 03/05/2024 - 10:54|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Tứ Dân

Môn địa lí 9

Môn địa lí 9

Tài liệu đính kèm: Tải về

                  VÙNG TÂY NGUYÊN

Câu 1: Tỉnh nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam- Lào-Campuchia

A. Gia Lai            B. Đắk Lắk                        C. Kon Tum                         D. Lâm Đồng

Câu 2: Một trong những đặc điểm về địa hình ở Tây Nguyên là:

A. Địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.                    B. Địa hình cao nguyên xếp tầng.

C. Địa hình núi xen kẽ với đồng bằng                 D. Địa hình cao nguyên đá vôi tiêu biểu.

Câu 3:  Khó khăn lớn nhất về khí hậu đối với sản xuất và đời sống ở Tây Nguyên là:

A. Hay có những hiện tượng thời tiết thất thường.        B. Nắng lắm, mưa nhiều làm cho đất bị rửa trôi.

C. Mùa mưa thường xuyên gây ra lũ lụt.                    D. Mùa khô kéo dài dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng

Câu 4: Về mật độ dân số, Tây Nguyên hiện là vùng:

A. Có mật độ thấp sau Trung du và miền núi Bắc Bộ.    B. Dân cư trù mật do nhập cư từ các vùng khác.

C. Có mật độ dân số thấp nhất cả nước.                          D. Có mật độ trung bình so với các vùng khác.

Câu 5: Mục tiêu hàng đầu trong việc phát triển kinh tế- xã hội ở Tây Nguyên là:

A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

B. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản, thủy điện.

C. Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè…).

D. Tăng cường khai thác và chế biến lâm sản.

Câu 6: Các loại cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là:

A. Mía, đậu tương, thuốc lá, lạc.                               B. Cà phê, cao su, chè, điều

C. Bông, lạc, hồ tiêu, dừa                                          D. Thuốc lá, đậu tương, dừa, hồ tiêu.

Câu 7 : Nông sản nổi tiếng ở Buôn Ma Thuột và Đà Lạt là :

A. Chè, điều và mía.                                                B. Cao su và hoa, quả nhiệt đới.

C. Hồ tiêu, bông và thuốc lá.                                   D. Cà phê và hoa, rau quả ôn đới.

Câu 8. Các ngành công nghiệp phát triển khá mạnh ở Tây Nguyên là :

A. Công nghiệp khai khoáng                                 B. Sản xuất vật liệu xây dựng.

C. Chế biến nông-lâm sản.                                    D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 9 : Mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực hiện nay của Tây Nguyên là :

A. Cao su.                       B. Cà phê.                         C. Ca cao.                           D. Hồ tiêu.

Câu 10. Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Tây Nguyên là

A. Plây Ku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.                           B. Gia Nghĩa, Bảo Lộc, Kon Tum.

C. Đắk Tô, Đăk Min, Di Linh.                                      D. Krông Buk, Krông Ana, Buôn Đôn.

                         VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Câu 1: Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển ở Đông Nam Bộ

A. Bình Dương, Bình Phước                     B. TP Hò Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

C. Tây Ninh, Đồng Nai.                            D. Đồng Nai, Bình Dương.

Câu 2: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở ĐNB là:

A. Đát xám và đất phù sa                          B. Đất badan và đất feralit

C. Đất phù sa và đất feralit                        D. Đất badan và đất xám.

Câu 3 : Khó khăn của ĐNB đối với phát triển kinh tế là :

A. Chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển (TP HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu)

B. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường

C. Ít khoáng sản, rừng và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

D. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái

Câu 4 : Đặc điểm không đúng với vùng ĐNB là :

A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao

B. Thị trường tiêu thụ hạn chế do đời sống nhân dân ở mức cao

C. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

D. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

Câu 5. Tỉ lệ dân số thành thị ở ĐNB đã vượt quá mức :

A. 50 %                            B. 40 %                               C. 30 %                                 D. 10 %

Câu 6 : Trong cơ cấu GDP của ĐNB, chiếm tỉ trọng lớn nhất là khu vực

A. Nông, lâm, ngư nghiệp                                         B. Dich vụ

C. Công nghiệp xây dựng                                          D. Khai thác dàu khí

Câu 7. Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển ở ĐNB là

A. Dệt – may, da- giầy, gốm sứ                                   B. Dầu khí, phân bón, năng lượng

C. Chế biến lương thực- thực phẩm, cơ khí                 D. Dầu khí, điện tử, công nghệ cao

Câu 8. Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở ĐNB là

A. Chè                             B. Cà phê                             C. Cao su                        D. Hồ tiêu

Câu 9. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây trồng ở ĐNB là

A. Thủy lợi                B. Phân bón                 C. Bảo vệ rừng đầu nguồn           D. Phòng chống sâu bệnh

Câu 10. Trung tâm du lịch lớn nhất của ĐNB và cả nước là:

A. Vũng Tàu                       B. TP Hồ Chí Minh.                         C. Đà Lạt                    D. Nha Trang

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4
Hôm qua : 19
Tháng 05 : 49
Năm 2024 : 1.974